Loading Events

« All Events

  • This event has passed.

Cultivating Loving Kindness in a Fragile World – Realising the Four Noble Truths

November 22, 2023 @ 7:00 pm - 8:30 pm

Cultivating Loving Kindness in a Fragile World – Realising the Four Noble Truths

PHÁT TRIỂN ĐỨC TỪ BI TRONG THẾ GIỚI MONG MANH DỄ VỠ CỦA CHÚNG TA

Presenter: Ven. TKN Pháp Hỷ – (Dhammananda Theri) (Joining online from Vietnam)

Wed 22 Nov | 7-8.30pm AEDT

Location: In person at Western Sydney University (74 Rickard Rd, Bankstown City Campus), Room 1.4.34 on level 4 or Online (Zoom link below)

Cost: Free

 

Delve into the Buddha’s profound teachings on the Four Noble Truths, exploring the nature of suffering, its origin, cessation, and the path to end it. Venerable TKN Pháp Hỷ – (Dhammananda Theri) invites you to embrace the fragility of life, relationships, and the world around us. Discover the beauty in resilience, recovery, and repair amidst the delicate mosaic of existence. Join us in practising mindfulness, recognising fragility in ourselves and others, and fostering a compassionate connection with the vulnerable aspects of life. Learn how to find peace amidst change and navigate what truly matters. Take a chance to reflect, connect, and contribute to a more compassionate world.

This session will be presented in Vietnamese and thoughtfully translated into English.

Hơn 45 năm thuyết pháp độ sinh, Đức Phật tuyên bố ngài không nói gì ngoài Tứ Diệu Đế- sự thật về KHỔ, về sự tập khởi của khổ, về sự đoạn diệt cái khổ, và về con đường sống khiến đau khổ chấm dứt. 

Khổ có mặt vì nhiều nguyên nhân, mà một trong những nguyên nhân chính yếu là sự yếu đuối mong manh của đời sống, sự vật và các mối quan hệ trong thế giới mà chúng ta đang sống & trải nghiệm. Như cơ thể này chẳng hạn, là một cỗ máy sinh học tuyệt vời, nhưng cũng mong manh dễ ốm dễ bệnh dễ tan hoại biết bao! Người có chánh kiến hay thấy biết đúng đắn thì thấy khổ không phải để bi lụy chán nản buông xuôi, mà thấy khổ để sống sâu sắc và buông xả hơn giữa những đổi thay bất như ý của cuộc đời. Bài viết sau đây cho chúng ta thấy cách đối diện với những sự thật không như ý trong đời sống.

Could it crack? Nó có vỡ không? 

Embrace fragility – Nâng niu cái mong manh

Lý do là… sự thật (trong thế giới hữu vi – sankhārā dhammā) thì cái gì cũng có thể như đồ khảm với rất nhiều món, nhiều mảnh của những màu sắc và hình dạng khác nhau hợp thành.

Một phần của sự thật về mọi thứ là chúng khỏe mạnh và có sức chịu đựng tốt, như là núi đá El Capitan ở Yosemite, hay chỉ là tình yêu của đứa trẻ với ba mẹ nó. Mặt khác của sự thật là các thứ (có thể) bị va chạm, xé toang, ăn mòn, vất rải rác và – một cách căn bản, chúng vốn mong manh dễ vỡ. Nói về El Capitan, tôi biết rằng ai đó leo núi vừa mới đóng những cái neo lên trên phần nứt ngang khi mà tấm đá granite mà anh ta đang đứng trên đó bỗng vỡ tan và rơi xuống thành ngàn mảnh, như cái bánh qui bị bóp vụn, rơi xuống thung lũng bên dưới (anh ta vẫn sống, bám chặt vào cái neo đã đóng treo lơ lửng).

Tình yêu và các cảm xúc khác thường thay đổi trong gia đình, và ở mọi nơi. Cơ thể bị bệnh, già và cuối cùng là chết. Sữa đổ ra ngoài, cái ly bị vỡ, người ta đối xử tệ với bạn, cảm giác an toàn và hạnh phúc bay biến, nhạt nhòa. Người ta cảm nhận sự bình an và giá trị đáng sống thật dễ dàng bị quấy nhiễu. Những cuộc chiến bắt đầu và rồi kết thúc quá tồi tệ. Hành tinh nơi chúng ta sống đang nóng lên và các cơn lốc xoáy tràn vào các thành phố. Động đất ở đâu đó khiến sóng thần dâng cao và làm vỡ các lò phản ứng hạt nhân.

Đời sống như cái nhà làm bằng các quân bài, và chỉ một cơn gió – bị sa thải, bị thương, bị đánh giá sai, một chút thiếu may mắn – đều có thể lật đổ nó. Nhìn xa hơn, hàng tỷ năm sau, mặt trời sẽ giãn ra thành một ngôi sao đỏ khổng lồ nuốt chửng sao Thủy, sao Kim và Trái Đất của chúng ta, rặng Grand Canyon, biển Thái Bình Dương, và tất cả các công trình mà con người dày công kiến tạo cũng đều mất hút – cực kỳ mong manh! Đôi khi chúng ta đánh giá quá mức cái mong manh của mọi thứ, như khi chúng ta không nhận ra cái khả năng sâu thẳm của sức mạnh nội tại trong mỗi con người, trong chúng ta và ở những người khác. 

Nhưng tôi nghĩ là chúng ta từ chối thừa nhận hay coi thường cái tầm thực sự của sự mong manh: thật đáng sợ khi nhận ra sự mềm yếu và dễ tổn thương của cơ thể, hay những sợi dây ràng buộc bạn với người khác – quá dễ để chúng bị rạn nứt dẫn đến đổ vỡ chỉ vì một lời nói – hay sự cân bằng sinh thái trên hành tinh của chúng ta. Nó là đáng sợ và cũng làm cho chúng ta khiêm tốn hơn- mặc dù không ai trong chúng ta thích đối diện với sự yếu đuối của cơ thể. Cũng thật quá dễ dàng cho một mối quan hệ đi lệch hướng, những cái khiến cho nhiều người trong chúng ta sa chân vào tức tối, cái lung lay của hệ thống tài chính toàn cầu, những rạn nứt giữa các quốc gia, hay sự không thể tiên đoán và cường độ mãnh liệt của Mẹ Thiên Nhiên. 

Nhưng nếu chúng ta không công nhận sự mong manh, chúng ta sẽ đánh mất cơ hội để bảo vệ và nuôi dưỡng rất nhiều thứ mà chúng liên hệ mật thiết với đời sống này. Và khi nó xẩy ra thì chúng ta lại sửng sốt và buồn bực một cách không cần thiết những khi thứ này hay thứ kia tan hoại đổ bể.

Chúng ta cần ôm trọn sự mong manh – thấy nó thật rõ và gìn giữ trong tay mình – để có thể vững vàng trong sự thật, bình an giữa những thay đổi và kết thúc của cuộc đời và các mối quan hệ, và khéo xoay xở trong việc quản lý những thứ mà chugns ta thực sự quan tâm đến.

THỰC TẬP 

Chỉ đơn giản là chánh niệm trên sự mong manh- cả hai, đang là hay có thể là. Chú ý là có bao nhiêu thứ đổ bể – nói rộng ra thì – có bao nhiêu thứ khác có thể đổ bể hay cuối cùng cũng đổ bể. Chúng có thể là các vật thể như ly tách, áo quần, cơ thể, các loài, hệ thống sinh thái, các mối quan hệ, các dự án, các bản hợp đồng, trạng thái của tâm, đời sống nói chung, và xã hội.

Hãy chú ý tới bất cứ sự khổ sở nào khi nhận thức về sự mong manh. Tỉnh giác để thấy lớp sơn khác của đồ khảm – như sự kiên định, khả năng phục hồi, và sửa chữa – những thứ có thể giúp bạn đi qua sự bất an này. Công nhận rằng sự mong manh của sự vật là cái làm cho chúng quý giá hơn.

Thấy sự mong manh nơi người khác, và các nỗi đau của họ, những mất mát liên hệ đến các thứ đã, đang và có thể đổ vỡ trong cuộc đời. hãy thấy sự yếu mềm của cảm xúc trong họ, sự nhạy cảm, việc dễ bị tổn thương trong nhận thức của họ về giá trị của mình trong cuộc sống tốt đẹp mà họ tìm kiếm mong mỏi.

Hãy để cho sự hiểu biết này về người khác – cả với những người mà bạn gần gũi và với những người không gần gũi, ngay cả với những người khó xử cho bạn – mở rộng tâm mình cho họ. Biết được những mong manh này nơi người khác tự nhiên sẽ dẫn bạn tới việc từ bỏ cách cư xử độc đoán thiếu tử tế với người ta.

Nhìn thấy sự ngắn ngủi và yếu đuối ngay trong cuộc đời mình, và sự mong manh của những hy vọng & các giức mơ: tại sao lại chờ đợi một ngày khác để làm những gì bạn cần làm ngay trong hiện tại? 

Tính xem có những lúc bạn đã mong manh khi không cần thiết – có lẽ quá chạm nọc khi nghe chỉ trích, quá dễ bị tổn thương vì một tính khí thất thường nào đó, dễ dàng bị trúng gió cảm nắng, cảm thấy mắc nợ quá, quá đơn độc trong công việc, quá cứng ngắc và vụng về trong bất cứ lĩnh vực đáng chú ý nào – và hãy làm một dự định để chống đỡ lại những thứ đó. Ví dụ như, tôi đã từng cảm thấy quá mệt mỏi, khi nhận ra điều này tôi đã xem việc ngủ đủ là ưu tiên số một.

Hãy làm những gì mà tim bạn cảm nhận cần phải làm cho thế giới mong manh này – đó là một cụ già ốm yếu gần nhà hay giúp các nạn nhân của một vụ thiên tai nào đó bên kia bờ biển. 

Sau rốt, hãy cố gắng bình an với những điều không tránh khỏi: tất cả (pháp hữu vi) đều vô thường, biến đổi theo cách này hay cách khác. Mọi thứ đều có thể nứt mẻ. Và dù thế vẫn có những nét đẹp đáng chiêm ngưỡng như là một phần trong sự thật,

 

About the presenter: Ven. TKN Pháp Hỷ – (Dhammananda Theri) is a Theravada nun, initially ordained in a Zen lineage in Vietnam. She later spent 5 years in Burma, learning and practising various meditation techniques, including Vipassanā, insight meditation. She spent 6 years practising in Sri Lanka, completing her MA and PhD at the Postgraduate Institute of Pali and Buddhist Studies, University of Kelaniya. In 2008, she was invited to teach Theravada Buddhism and meditation in Australia. She also worked as a chaplain in a women’s detention centre in Victoria.

Ayya moved to Honolulu in 2013, teaching Buddha Dhamma at Bodhi Tree Meditation Center. She completed the Asia Pacific Leadership Program with a speciality in International Education at the East-West Center in 2015. She is a spiritual and family advisor to many Buddhists and non Buddhists in Australia, Vietnam, and the United States.

Her teaching centres on exploring the mind’s realms and how it works. Learn how we can reshape the mind to live better. See how we can release unnecessary burdens that we have unwittingly carried for years. Ayya also teaches metta bhāvanā as a complement to insight meditation.

 

Hybrid event: Attendees will have the opportunity to participate in an interactive session in person at the Metta Centre or online by clicking on this link to access the session: https://us02web.zoom.us/j/83506489824?pwd=cmpNQ1ljSmFVYURLWVN1dWllYUN1dz09 Alternatively, you can dial in from your telephone (call charges apply): +61 2 8015 6011 | Meeting ID: 835 0648 9824| Passcode: 718905

Venue

Western Sydney University, Bankstown City campus
74 Rickard Road
Bankstown, 2200 Australia
+ Google Map